SHHT CHỦ ĐỀ "BÀN VỀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỊNH MỨC GIỜ NCKH HẰNG NĂM CHO GIẢNG VIÊN KHOA XÂY DỰNG"
Diễn giả: PGS.TS. Trương Quang Thành
Ngày 21/07/2022
Vào ngày 21/07/2022, Khoa Xây dựng đã tổ chức buổi SHHT thông qua hình thức trực tuyến do PGS.TS. Trương Quang Thành trình bày. Đề tài thảo luận của PGS.TS. Trương Quang Thành có chủ đề “Bàn về giải pháp đảm bảo định mức giờ nghiên cứu khoa học hằng năm cho giảng viên Khoa Xây dựng”. Theo PGS.TS. Trương Quang Thành, hiện nay, bất cứ giảng viên một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó chính là đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của Nhà trường, trong đó việc giảng viên Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.
Theo Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT về Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học thì giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ NCKH. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Kết quả NCKH của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài NCKH cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành. Theo PGS.TS. Trương Quang Thành thống kê cho thấy tổng số giờ NCKH của các giảng viên trong Khoa Xây dựng rất lớn, nếu chia đều ra cho mỗi giảng viên thì có thể thấy vượt nhiều lần so với giờ chuẩn quy định. Tuy nhiên, hằng năm Khoa Xây dựng vẫn còn tình trạng giảng viên thiếu giờ chuẩn NCKH, sự phân bố giờ NCKH giữa các giảng viên không đồng đều
Vào ngày 21/07/2022, Khoa Xây dựng đã tổ chức buổi SHHT thông qua hình thức trực tuyến do PGS.TS. Trương Quang Thành trình bày. Đề tài thảo luận của PGS.TS. Trương Quang Thành có chủ đề “Bàn về giải pháp đảm bảo định mức giờ nghiên cứu khoa học hằng năm cho giảng viên Khoa Xây dựng”. Theo PGS.TS. Trương Quang Thành, hiện nay, bất cứ giảng viên một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó chính là đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của Nhà trường, trong đó việc giảng viên Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.
Theo Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT về Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học thì giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ NCKH. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Kết quả NCKH của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài NCKH cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành. Theo PGS.TS. Trương Quang Thành thống kê cho thấy tổng số giờ NCKH của các giảng viên trong Khoa Xây dựng rất lớn, nếu chia đều ra cho mỗi giảng viên thì có thể thấy vượt nhiều lần so với giờ chuẩn quy định. Tuy nhiên, hằng năm Khoa Xây dựng vẫn còn tình trạng giảng viên thiếu giờ chuẩn NCKH, sự phân bố giờ NCKH giữa các giảng viên không đồng đều
PGS.TS. Trương Quang Thành trình bày lý do buổi SHHT
Các giảng viên thảo luận sôi nổi thông qua Google Meet
Trong buổi SHHT, PGS.TS. Trương Quang Thành liệt kê các hoạt động khoa học công nghệ có thể được quy đổi thành giờ NCKH như nhóm đề tài NCKH; nhóm bài viết, sách; nhóm hướng dẫn sinh viên; nhóm công trình, tác phẩm hay hoạt động khác như tham dự Hội đồng nghiệm thu, thẩm định đề tài, viết nhận xét phản biện cho các công trình khoa học,… Từ đó, PGS.TS. Trương Quang Thành tạm đề nghị một số giải pháp đối với các thầy cô thiếu giờ NCKH như mỗi giảng viên phải chủ động lên kế hoạch cụ thể cho mình để thực hiện các hoạt động có tính giờ NCKH cho năm học tới như đăng ký đề tài NCKH các cấp, hướng dẫn sinh viên NCKH, bồi dưỡng sinh viên thi Olympic Cơ học toàn quốc hay viết các bài báo khoa học đăng tạp chí theo quy định, cũng như đăng ký chủ trì báo cáo trong các buổi SHHT cấp Bộ môn và cấp Khoa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa để nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Tổng hợp & Ảnh: Như Thủy