SHHT CHỦ ĐỀ "XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG LÝ THUYẾT TỐI ƯU HÓA MÔ PHỎNG HÀNH VI SỨA BIỂN ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN KỸ THUẬT"

Diễn giả: TS. Trương Đình Nhật

Ngày 7/4/2022

Vào ngày 07/04/2022, Khoa Xây dựng đã tổ chức buổi SHHT thông qua hình thức trực tuyến do TS. Trương Đình Nhật trình bày. Đề tài thảo luận của thầy Trương Đình Nhật có chủ đề “Xây dựng và áp dụng lý thuyết tối ưu mô phỏng hành vi sứa biển để giải quyết bài toán kỹ thuật” (Jellyfish Inspired Optimizer: A Novel Metaheuristic Algorithm for Engineering Applications).

Theo thầy Trương Đình Nhật, các vấn đề xây dựng dân dụng vốn đã không đồng nhất và vô cùng phức tạp, chúng có thể liên quan đến năng suất xây dựng, cường độ nén của kết cấu xây dựng, khả năng chịu cắt của dầm bê tông cốt thép, cường độ dọc trục của bê tông ống thép và mô đun đàn hồi của kết cấu mặt đường, etc... Những vấn đề như vậy liên quan đến các yếu tố hay thay đổi và không thể đoán trước được. Hiện tại, áp dụng các mô hình dựa trên máy học (machine learning) được tích hợp với các thuật toán metaheuristic lấy cảm hứng từ thiên nhiên đại diện cho một hướng nghiên cứu quan trọng vì chúng được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong các công trình xây dựng.

Các ứng dụng của AI trong xây dựng và quản lý trong bài trình bày

Trong chủ đề nghiên cứu lần này, thầy Trương Đình Nhật lựa chọn loài sứa biển là đối tượng để mô phỏng hành vi của nó từ đó áp dụng vào lý thuyết tối ưu hóa. Qua nghiên cứu, thầy nhận thấy sứa biển cũng di chuyển theo dòng hải lưu hoặc di chuyển bên trong đàn và nó cũng có cơ chế kiểm soát thời gian điều chỉnh việc chuyển đổi giữa các loại chuyển động này.

Thứ hai, sứa di chuyển bên trong đại dương để tìm kiếm thức ăn. Chúng bị thu hút nhiều hơn đến những địa điểm có số lượng thực phẩm sẵn có. Số lượng thực phẩm được tìm thấy được xác định bởi vị trí và chức năng mục tiêu tương ứng của nó.

Theo thầy Nhật, từ lâu các phương pháp tối ưu hóa đã được sử dụng trong học máy để tăng độ chính xác của mô hình học máy. Nhiều nghiên cứu gợi ý rằng các thuật toán tối ưu hóa lấy cảm hứng từ thiên nhiên ví dụ như loài sứa biển có thể giải quyết các vấn đề tối ưu hóa khó khăn. Trình tối ưu hóa tìm kiếm sứa biển là một phương pháp dựa trên trí thông minh bày đàn mà thầy và một giáo sư người Đài Loan phát triển gần đây. Tối ưu hóa tìm kiếm sứa biển đã được thầy và các cộng sự chứng minh là vượt trội so với các thuật toán nổi tiếng khác như SOS, FA, GSA,...

Thầy Trương Đình Nhật khẳng định rằng từ hướng nghiên cứu lý thuyết tối ưu hóa lấy cảm hứng từ thiên nhiên kết hợp với phương pháp học máy có thể được ứng dụng rộng rãi cho các viện nghiên cứu toán học có sử dụng lý thuyết tối ưu hóa để giải các bài toán tối ưu, hay các viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng mô hình học máy được xây dựng trong nghiên cứu này để giải các bài toán về kỹ thuật. Hơn thế nữa, các công ty xây dựng cũng có thể sử dụng mô hình dự báo để phục vụ thiết kế, kiểm soát tiến độ thi công. Bài trình bày của thầy Trương Đình Nhật nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận từ các thầy cô Khoa Xây dựng.


Ứng dụng SOJS cho các thiết kế tháp 25, 52 và 582 thanh

Các thầy cô trong khoa đánh giá cao nội dung báo cáo của thầy Trương Đình Nhật, đề tài cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời đã công bố quốc tế nên tính học thuật rất cao.

Kiến nghị thầy Trương Đình Nhật tiếp tục công bố quốc tế, tăng cường tham gia các buổi sinh hoạt học thuật để chia sẽ trao đổi các đề tài nghiên cứu và công bố quốc tế để các giảng viên Khoa Xây dựng tham khảo cũng như kết hợp nghiên cứu nếu có thể.

Tổng hợp: Như Thủy

Ảnh: Như Thủy, Anh Tài