CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG NĂM HỌC 2022 - 2023

Ngày 30/09/2022

Thực hiện theo Kế hoạch số 762/KH-ĐHKT ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh về việc tổ chức triển khai đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên cấp Trường năm học 2022 - 2023, Hội đồng Khoa học Khoa Xây dựng đã xét chọn và phê duyệt 37 đề xuất nghiên cứu của sinh viên Khoa bao gồm:

1. Nghiên cứu ứng dụng bê tông cốt tre trong xây dựng nhà ở nông thôn bởi nhóm sinh viên Dương Huỳnh Phương Trang, Nguyễn Kim Ngân, Phan Trần Nguyên Vũ, Dương Chế Thanh và Trần Trọng Nghĩa do ThS. Trần Quốc Hùng và ThS. Trương Văn Chính hướng dẫn.

2. Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao UHPC trong xây dựng nhà cao tầng bởi nhóm sinh viên Mai Đình Khoa, Võ Trung Kiên, Phạm Dương Huyền Nga, Hồng Thị Mỹ Duyên và Nguyễn Minh Chiến do ThS. Trần Quốc Hùng và ThS. Trương Văn Chính hướng dẫn.

3. Nghiên cứu tính toán tấm gỗ dán CLT dùng cho hệ vách lõi chịu lực trong nhà cao tầng bằng gỗ bởi nhóm sinh viên Nguyễn Cao Nguyên, Hồ Anh Toàn và Nguyễn Mạnh Toàn do ThS. Võ Duy Quang và ThS. Trần Quốc Hùng hướng dẫn.

4. Ứng dụng các dạng liên kết gỗ (mộng, chêm, chốt, dán) trong xây dựng nhà cao tầng bằng gỗ bởi nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Như Ý, Đặng Phú Huy, Nguyễn Thanh Thế, Võ Thanh Duy và Huỳnh Lê Nhật Minh do ThS. Võ Duy Quang và ThS. Trần Quốc Hùng hướng dẫn.

5. Nghiên cứu tính toán kết cấu tre trong xây dựng công trình xanh bởi nhóm sinh viên Nguyễn Trương Tiền Giang, Nguyễn Anh Kiệt, Phạm Mạnh Cường, Nguyễn Công Thoại và Đặng Thanh Duy do ThS. Trần Quốc Hùng và ThS. Đào Hữu Sĩ hướng dẫn.

6. Tối ưu hóa kết cấu thép bằng giải pháp dầm thép đục lỗ theo TCVN và AISC bởi nhóm sinh viên Trương Ngọc Trai và Huỳnh Thế Giàu do ThS. Trần Quốc Hùng và ThS. Đào Hữu Sĩ hướng dẫn.

7. Nghiên cứu tính toán xoắn kết cấu thép thành mỏng theo TCVN và AISC bởi nhóm sinh viên Lương Hoàng Phi, Lê Vũ Luân, Trần Khánh Phi và Nguyễn Thị Diễm Thúy do ThS. Trần Quốc Hùng và TS. Phạm Sóng Hồng hướng dẫn.

8. Nghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực TP. Hồ Chí Minh bởi nhóm sinh viên Nguyễn Lê Phúc Phượng Hoàng, Phạm Vũ Luân và Phan Cao Kỳ do TS. Hà Thị Như Thủy hướng dẫn.

9. Ứng dụng công nghệ BIM trong việc tự động hóa thiết kế kết cấu nhà cao tầng theo tiêu chuẩn TCVN 5574 – 2018 bởi nhóm sinh viên Lê Hồng Đào, Cao Huy Long và Đinh Phạm Nhật Minh do ThS. Võ Duy Quang và PGS.TS. Vũ Tân Văn hướng dẫn.

10. Nghiên cứu tận dụng lá cây khô làm nguyên liệu để sản xuất bê tông thân thiện với môi trường bởi nhóm sinh viên Ngô Tấn Phương, Lê Mỹ Quang Khải, Đỗ Thành Long và Lê Đình Thuận do TS. Hà Thị Như Thủy hướng dẫn.

11. An toàn lao động trong thi công ép cọc bởi nhóm sinh viên Nguyễn Hữu Nguyện, Chí Như Lộc và Hoàng Bảo Huy do TS. Nguyễn An Ninh hướng dẫn.

12. An toàn lao động trong công tác đất bởi nhóm sinh viên Nguyễn Hữu Nguyện, Lê Mỹ Quang Khải và Hoàng Bảo Huy do TS. Nguyễn An Ninh hướng dẫn.

13. An toàn lao động trong thi công cọc bê tông ly tâm dự ứng lực theo phương pháp khoan ép bởi nhóm sinh viên Chí Như Lộc, Nguyễn Hữu Nguyện và Lê Mỹ Quang Khải do TS. Nguyễn An Ninh hướng dẫn.

14. An toàn lao động khi thực hiện công tác xây và trát cho công trình xây dựng bởi nhóm sinh viên Vương Quí Nhân, Phan Nguyễn và Trần Trọng Tùng do TS. Nguyễn An Ninh hướng dẫn.

15. Xác định hàm lượng xi măng tối ưu trong cọc vữa XM đất bởi nhóm sinh viên Phan Tấn Ngọc, Lê Minh Huy, Nguyễn Văn Ân và Bùi Nhựt Minh do TS. Nguyễn An Ninh hướng dẫn.

16. Xây dựng bộ sưu tập một số các liên kết đơn giản và phức tạp có trong thực tế bởi nhóm sinh viên Nguyễn Mai Hiền, Nguyễn Ngọc Ánh Diệu, Nguyễn Nhật Hào, Trương Thị Ngọc Hậu và Nguyễn Tuấn Kiệt do ThS. Trần Thạch Linh hướng dẫn.

17. Gia cường vì kèo thép bằng phương pháp căng cáp bởi nhóm sinh viên Tống Duy Nhân, Nguyễn Hữu Nguyện, Nguyễn Lê Phúc Phượng Hoàng và Châu Lê Vũ do ThS. Bùi Giang Nam hướng dẫn.

18. Nghiên cứu, đề xuất hệ cốp pha nhảy áp dụng thi công vách bê tông giếng thang máy nhà cao tầng bởi nhóm sinh viên Đoàn Thị Ngọc Thảo, Lê Anh Thư, Vũ Hồng Phúc, Nguyễn Phúc Thịnh và Nguyễn Quốc Vinh do ThS. Vũ Văn Định hướng dẫn.

19. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tiến hệ thống khi thi công tầng hầm có chiều sâu lớn bởi nhóm sinh viên Lê Mỹ Quang Khải, Lê Tuấn Hải và Nguyễn Tuấn Đạt do ThS. Trần Kiến Tường và ThS. Vũ Văn Định hướng dẫn.

20. Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất tháo dỡ cốp pha sàn trong thi công nhà cao tầng bởi nhóm sinh viên Nguyễn Duy Đan và Nguyễn Thanh Liêm do ThS. Vũ Văn Định và ThS. Trần Kiến Tường hướng dẫn.

21. Khảo sát độ lún ổn định của móng đơn có xét thêm đến ảnh hưởng của móng lân cận bởi nhóm sinh viên Lê Đăng Kha, Huỳnh Thiện Tùng và Phạm Thành Tôn do PGS.TS. Trương Quang Thành hướng dẫn.

22. Khảo sát độ lún ổn định của móng băng có xét thêm ảnh hưởng của tải trọng ngang tác dụng trên móng bởi nhóm sinh viên Nguyễn Xuân Hiển, Lê Anh Việt và Nguyễn Quách Đông Triều do PGS.TS. Trương Quang Thành hướng dẫn.

23. Khảo sát ảnh hưởng của tường xây gạch đặt trên dầm móng đến nội lực trong dầm móng khi sử dụng phương án móng băng cho công trình biệt thự thấp tầng bởi nhóm sinh viên Phạm Tuân, Đinh Nguyễn Tấn Hưng, Lê Nguyễn Gia Huy, Lê Văn Duy và Nguyễn Quang Khải do PGS.TS. Trương Quang Thành hướng dẫn.

24. Luận giải điểm số môn học của sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh bằng toán thống kê kết hợp phần mềm phân tích bởi nhóm sinh viên Lê Phước Lộc, Lê Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Minh Hiếu và Nguyễn Quang Anh do ThS. Vũ Văn Định hướng dẫn.

25. Quản lý dòng tiền dự án đầu tư xây dựng bởi nhóm sinh viên Kiều Thúy Ngọc, Hà Khải Kiệt, Nguyễn Anh Khoa và Mai Hoàng Thanh Phong do ThS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh hướng dẫn.

26. Viết chương trình hỗ trợ tính toán cốt thép trong cấu kiện bê tông cốt thép theo TCVN 5574:2018 bằng phần mềm Excel bởi nhóm sinh viên Huỳnh Nhựt Khánh, Tiêu Anh Kiệt, Lê Cao Thanh Hải và Phạm Minh Phú do ThS. Trần Thị Nguyên Hảo hướng dẫn.

27. Giải pháp móng bè cọc ống ly tâm trên nền đất yếu có gia cố cọc xi măng đất bởi sinh viên Nguyễn Minh Hiếu do TS. Phan Tá Lệ hướng dẫn.

28. Khảo sát các yếu tố tác động đến vấn đề trượt lở đất có ảnh hưởng đến công trình xây dựng trên sườn dốc và dưới chân dốc bởi nhóm sinh viên Nguyễn Minh Hiếu, Hà Nam Giang, Nguyễn Lê Phúc Phượng Hoàng, Lê Đăng Kha và Hồng Thị Mỹ Duyên bởi PGS.TS. Trương Quang Thành hướng dẫn.

29. Nghiên cứu thiết kế hệ kết cấu dầm sàn bằng kết cấu liên hợp – So sánh với công trình thực tiễn là khu gửi xe tỉnh Bình Dương bởi sinh viên Huỳnh Minh Tuấn do ThS. Đỗ Huy Thạc hướng dẫn.

30. Nghiên cứu tính toán cấu kiện dầm chuyển bằng phương pháp giàn ảo (Strut and tie Model) bởi nhóm sinh viên Mai Trung Kiên, Ngô Tấn Phương, Lê Công Chí Hữu và Võ Tùng Thuận do ThS. Đỗ Huy Thạc hướng dẫn.

31. Khảo sát ảnh hưởng của góc nghiêng tải trọng tập trung thẳng đứng đặt trên mặt đất đến thành phần ứng suất pháp thẳng đứng trong nền đất bởi nhóm sinh viên Phạm Tú Văn, Lê Duy Minh và Trần Hoàng Sang do PGS.TS. Trương Quang Thành hướng dẫn.

32. Xây dựng bộ sưu tập một số các liên kết nối đất có trong thực tế bởi nhóm sinh viên Nguyễn Hữu Quyền, Phạm Minh Tài, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Trung Nghĩa và Võ Hồng Khánh do ThS. Trần Thạch Linh hướng dẫn.

33. Lập trình file mẫu tính dự toán phần thô công trình nhà phố trên phần mềm excel bởi sinh viên Nguyễn Thị Thanh Tâm do ThS. Phạm Thanh Thủy hướng dẫn.

34. Quản lý tiến độ dự án công trình xây dựng bởi nhóm sinh viên Trần Thị Thu Trang, Phan Cẩm Tiên và Trương Thiện Mỹ.

35. Phát triển các cấu kiện tổ hợp thép thành mỏng cho nhà lắp ghép bởi nhóm sinh viên Trần Huỳnh Quang, Đặng Văn Khôi, Phạm Dương Huyền Nga và Trần Văn Cảnh do ThS. Lê Văn Thông và ThS. Phan Thế Vinh hướng dẫn.

36. Nghiên cứu hệ tường gạch xây kết hợp trồng cây thủy canh bởi nhóm sinh viên Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Duy Đan và Đặng Ngọc Phi do ThS. Phan Thế Vinh và ThS. Đào Hữu Sĩ hướng dẫn.

37. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự báo khả năng làm việc của cọc ép bê tông cốt thép bởi nhóm sinh viên Huỳnh Hoàn Quý và Nguyễn Bổng do TS. Trương Đình Nhật và ThS. Vũ Văn Định hướng dẫn.

So với những năm trước đây, năm này, các sinh viên Khoa Xây dựng tích cực tham gia NCKH và số lượng các đề tài sinh viên đăng ký nhiều hơn. Trước đây, hoạt động NCKH đối với sinh viên UAH nói chung và sinh viên Khoa Xây dựng nói riêng vẫn còn chưa quen thuộc, số lượng sinh viên không biết đến NCKH còn rất lớn. Hiện nay, khi các hình thức đào tạo tại bậc đại học đang được xây dựng theo chiều hướng ngày càng cải tiến để sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thì hoạt động NCKH tại các trường được chú trọng nhiều hơn.

Để khuyến khích sinh viên đến với NCKH ngay từ những năm đầu ở giảng đường, các giảng viên Khoa Xây dựng đã tích cực thực hiện những giải pháp sau:

Một là, cải tiến các đề tài, phạm vi nghiên cứu đề tài. Ý kiến của sinh viên cũng cho rằng các đề tài do trường tổ chức đa phần khô khan, không tạo được hứng thú; lý thuyết nhiều hơn thực tiễn, khó áp dụng được vào thực tế;… Vì vậy, các giảng viên Khoa đã định hướng cho sinh viên mở rộng các đề tài không chỉ trong chuyên ngành mà còn bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội nhức nhối hiện nay để tạo thêm hứng khởi cho sinh viên tham gia.

Hai là, mở rộng hình thức tuyên truyền đẩy mạnh công tác thu hút sinh viên bằng các buổi talkshow, seminar hay qua ban cán sự lớp, cố vấn học tập để mở rộng phạm vi với sinh viên nhằm lôi cuốn nhiều người tham gia cũng rất có lợi cho việc tăng số người tham gia. Vì thường sinh viên hay có tâm trạng “đông mới vui”, vậy nên nếu thấy bạn mình tham gia nhiều thì cũng sẽ muốn tham gia cùng.

Thứ ba, tạo ra môi trường nghiên cứu sáng tạo khoa học để sinh viên dễ dàng có điều kiện tham gia nghiên cứu. Khoa Xây dựng thường xuyên có các buổi hội thảo về chuyên môn qua đó chia sẻ, truyền đạt cho sinh viên kinh nghiệm hay kỹ năng làm đề tài giúp các bạn sinh viên có thêm kinh nghiệm NCKH.

Thứ tư, phổ biến rộng rãi cho sinh viên biết những lợi ích khi sinh viên tham gia NCKH. Những đề tài đạt giải NCKH cấp Trường sẽ được khen thưởng và có cơ hội được Trường tuyển chọn gửi dự thi Giải thưởng “Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giải thưởng Euréka của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và các giải thưởng liên quan khác,...

Sinh viên có đề tài tham gia giải sẽ được cộng điểm thưởng vào phiếu rèn luyện, là cơ sở để xét học bổng của các doanh nghiệp, xét chuyển tiếp vào bậc cao học và các quyền lợi khác.

Thứ năm, mở rộng kiến thức dạy trong chương trình học để tránh tình trạng sinh viên gặp phải là kiến thức học một nơi đề tài đi một nẻo dễ gây cảm giác chán nản và sự bất lực trong việc tìm kiếm thông tin bản thân không nắm rõ.

NCKH chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng. Chính vì lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam nói chung và tại UAH nói riêng được chú trọng và khuyến khích phát triển. Đối với các đề tài đăng ký thực hiện trong năm nay, ngay sau khi được phê duyệt, các nhóm sinh viên sẽ triển khai thực hiện và hoàn thành đề tài cho tới tháng 4/2023. Hy vọng tất cả các nhóm sinh viên kiên trì, nỗ lực để đưa ý tưởng nghiên cứu của mình thành những đề tài chất lượng, ghi dấu ấn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Tổng hợp & Ảnh: Như Thủy